Kỹ thuật làm mạ khay

Sản xuất mạ khay gắn liền với việc sử dụng máy cấy. Đây là công nghệ mới trong khâu gieo cấy, nhằm thúc đẩy sản xuất lúa theo hướng tiên tiến, hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động, góp phần thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.

Việc áp dụng công nghệ sản xuất mạ khay, máy cấy, giúp mật độ cây lúa đạt sự đồng đều hơn, khoảng cách hàng cố định 30cm; khoảng cách cây có thể điều chỉnh từ 12-21 cm. Chính vì vậy khi tạo độ đồng đều trong quần thể ruộng lúa; phát huy được hiệu ứng hàng biên sẽ tăng năng suất và chất lượng hạt lúa; ruộng thông thoáng, giảm sâu bệnh.

lam-ma-khay

Ưu điểm của gieo mạ khay là dễ làm, giảm chi phí đầu tư về công lao động, về giống, chủ động thời vụ, mạ sinh trưởng phát triển tốt, có thể sản xuất tập trung hoặc ở hộ gia đình trên sân, vườn và thuận lợi cho việc sử dụng cho máy cấy để giải phóng công lao động … Để sản xuất mạ khay đạt tiêu chuẩn, cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Chuẩn bị giá thể làm mạ

- Giá thể làm mạ gồm đất thịt hoặc đất đồi (không chua) sàng nhỏ, đường kính hạt ≤ 5mm, trộn đều với mùn cưa, phân vi sinh, đạm, lân, kali theo tỷ lệ thích hợp.

2. Chuẩn bị hạt giống

- Xử lý hạt giống và tiến hành ngâm ủ như bình thường. Khi hạt bắt đầu nứt nanh tiến hành đổ ra để ráo vỏ và đem gieo.

- Chiều dài mầm 0,5 – 1 mm là hạt đạt tiêu chuẩn.

3. Chuẩn bị khay

- Khay nhựa với kích thước 300 x 600 mm, đáy khay có lỗ thoát nước.

4. Kỹ thuật gieo

4.1. Cho giá thể vào khay

- Giá thể được cho vào khay và dùng thanh làm phẳng để làm phẳng bề mặt.

- Chiều dày lớp giá thể từ 20 - 30 mm.

- Không nên nén mạnh khi cho giá thể vào khay. Vì nếu nén mạnh sẽ làm cho mầm phát triển không tốt.

- Chú ý gạt đều các góc khi cho giá thể vào khay. Nếu các góc không đều có thể làm cho việc gieo không đều.

4.2. Tưới nước

- Cần cung cấp nước cho đất trước khi gieo

- Cung cấp từ 1 -1,5 lít nước

- Đảm bảo cho đất được ướt đều đến bên dưới.

4.3. Gieo mạ

- Gieo mạ bằng tay hoặc bằng máy với lượng giống từ 80- 100g/ khay.

- Sau khi gieo mạ tiếp tục tưới đẫm nước.

4.4. Phủ đất

- Sau khi gieo, tiến hành phủ 1 lớp đất phủ sao cho kín mộng mạ.

- Không tưới nước sau khi phủ đất.

- Đất phủ có thể là giá thể hoặc đất bột không cần chứa phân bón.

4.5. Kết thúc gieo

- Sau khi gieo và phủ đất, xếp chồng các khay và cung cấp đủ nhiệt độ cho hạt giống nảy mầm.

+ Vào vụ Xuân: Đưa các khay vào trong nhà ủ nilon, giữ nhịêt độ từ 32 – 35oC trong 46- 48h để hạt nảy mầm nhanh và đồng đều.

+ Vào vụ Mùa: Cần xếp chồng các khay đưa vào nơi thoáng mát trong thời gian từ 20 – 24h.

- Quá trình kết thúc khi mầm đạt 0,5 cm; các mầm khay dưới phát triển chạm vào khay bên trên.

4.6. Chăm sóc sau khi gieo

- Sau khi hạt nảy mầm được 0,5 cm cần được được ra chăm sóc ở vườn ươm hoặc sân có bề mặt bằng phẳng.

- Cần đảm bảo đủ nước cho mạ. Lượng nước tối thiểu 1lít nước/ khay/ ngày.

- Cây mạ tốt để cấy có khoảng 3 lá, chiều cao đạt 10 – 20 cm; độ dày rễ từ 2,7 – 3cm .

Khi mang ra cấy, chỉ cần bóc thảm mạ ra khỏi khay và cuộn lại để dễ dàng vận chuyển tới ruộng cấy.

Các khay được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản dùng cho vụ sản xuất tiếp theo.

Trên đây, công ty Cekool chúng tôi đã hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật làm mạ cấy.

Bà con nông dân có bất kỳ thắc mắc gì về kỹ thuật gieo mạ khay xin liên hệ công ty Cekool để được tư vấn