Phương pháp tưới cho cây dâu tằm


Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là nghề có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm với bao thăng trầm nghề trồng dâu, nuôi tằm ở nước ta vẫn tồn tại và phát triển. Với chi phí đầu tư cho trồng dâu, nuôi tằm không cao, một lần trồng có thể thu hoạch 15 - 20 năm. Cây dâu lại không kén đất, nó có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất bãi ven sông, đất bãi ven biển và cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng đồi núi trung du, sau 4- 6 tháng trồng cây dâu đã có thể cho thu hoạch lá nuôi tằm. Việc chăm sóc cây dâu không đòi hỏi đầu tư quá cao. Ngoài sản phẩm chính là lá dâu cho nuôi tằm còn thu được nhiều sản phẩm phụ từ cây trồng xen như: đậu đỗ, rau, cây hoa, dược liệu và nguồn chất đốt. Đầu tư chi phí cho trồng dâu thấp nhưng nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh, chỉ sau 20 - 25 ngày đã cho thu hoạch một lứa tằm. Nghề trồng dâu nuôi tằm còn là nghề tạo công ăn việc làm, thu hút lao động nông nhàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi.
Với những lợi thế trên, có thể nói nghề trồng dâu, nuôi tằm là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều ngành nghề khác. Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay, cây dâu là một trong những cây được lựa chọn nhằm thực hiện mục tiêu thu nhập 50 triệu đồng/ 1 ha/ năm.
Ở nước ta, nghề trồng dâu, nuôi tằm được trải rộng từ Bắc vào Nam với hơn 25 tỉnh có nghề trồng dâu, nuôi tằm. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về dâu tằm tơ những năm gần đây đạt nhiều thành tựu: nhiều giống dâu, giống tằm mới, năng suất cao, chất lượng tốt; nhiều tiến bộ kỹ thuật thâm canh đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành dâu tằm tơ. Đã phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Ngành sản xuất dâu tằm tơ ở nước ta những năm qua đã đóng góp tích cực vào quá trình CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Tuy nhiên cũng còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, đó là sự phát triển chưa ổn định. Diện tích trồng dâu những năm gần đây chưa được mở rộng, hiệu quả kinh tế của ngành còn hạn chế. Theo báo cáo của Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam thì năng suất kén bình quân/1 ha mới chỉ đạt 700 – 1.000kg, trong khi đó ở Quảng Đông (Trung Quốc) với điều kiện khí hậu tương tự đã đạt trên 2000 kg kén/ha.

Để mở rộng và phát triển ổn định ngành dâu tằm tơ Việt Nam đòi hỏi phải có các giải pháp Khoa học Công nghệ đồng bộ và toàn diện từ cơ cấu, chất lượng giống dâu, giống tằm đến các biện pháp kỹ thuật cũng như về cơ chế chính sách.

Cánh đồng dâu

Trong phương pháp trồng dâu lấy lá nuôi tằm có phân công việc quan trọng là chăm sóc hàng ngày có công việc: Tưới cây bón phân vì đây là cây lấy lá, cây cần được tưới nước đều cung cấp dinh dưỡng nuôi lá.

Việc áp dụng phương pháp tưới hiệu quả cho cây dâu là phương án tối ưu phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm nó đã giúp giảm công chăm sóc, tưới nước bón phân đông loạt kịp thời cho cây phát triển.

Cấy dâu xuống hố- tưới nhỏ giọt 

Dây tưới cho cây dâu( ống dẹt đục lỗ)  đường kính ống tưới D16mm khoảng cách lỗ 150-250 mm độ dày ống 0.2mm,1500m/ cuộn , 1 Ha cần khoảng 8000- 10000 m ống tưới này.

Để được tư vấn phương pháp tưới và mua vật tư tưới liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. 

Tài liệu trồng Dâu có thể xem tại đây

Tưới cho cây dâu tằm

Tưới nhỏ giọt cho cây dâu tằm